Đền Cuông nằm trên núi Mộ Dạ thuộc dãy Đại Hải, bên cạnh quốc lộ 1A (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ tam với tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong.
Đền thờ Thục Phán An Dương Vương – người đã có công đánh Tần, đuổi Triệu giành lại độc lập tự do cho dân tộc, gây dựng non sông gấm vóc thuở xưa; tướng quân Cao Lỗ, vị danh tướng có công chế tác nỏ thần giữ yên bờ cõi cho dân tộc.
Tương truyền năm 208 trước công nguyên, Thục Phán An Dương Vương bị Triệu Đà bất ngờ đem quân tấn công, phải rút lui về phương nam. Đến bước đường cùng, ông cùng 50 binh sĩ trung thành tuẫn tiết tại Cửa Hiển, phía bắc núi Mộ Dạ.
Tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân địa phương đã lập đền thờ trên núi Mộ Dạ, hàng năm tổ chức lễ hộitrang nghiêm, thành kính, mang đậm bản sắc dân tộc.
Về với Đền Cuông, du khách không những được sống lại với không khí hào hùng của dân tộc cùng những huyền thoại, truyền thuyết về lời thề hóa đá, thánh hiển linh, bàn cờ tiên, núi đẩu vân…
Đặc biệt du khách còn được thả hồn mình theo những điệu hát của câu lạc bộ ca trù, thơ, đàn hát dân ca mượt mà của các nghệ nhân dân gian xứ Nghệ.
Lễ hội Đền Cuông đã trở thành nếp sống, sinh hoạt không thể thiếu của người dân xứ Nghệ. Năm nay lượng du khách về với lễ hội Đền Cuông đông hơn nhiều so với những năm trước.
Chị Lê Hiền, trú xã Diễn Trung chia sẻ: “Là người con của Diễn Châu, đến với lễ hội Đền Cuông tôi rất tự hào vì quê hương mình có những hoạt động hướng về cội nguồn. Chúng tôi đến với lễ hội được thắp nén hương cầu mong gia đình được bình an, làm ăn gặp nhiều may mắn…”.
Ngoài nhân dân, du khách trong tỉnh, còn có đoàn đại biểu của huyện Đông Anh và bát xã Loa Thành – Cổ Loa (Hà Nội).
Trong phần nghi lễ, không thể không nhắc tới phần lễ rước linh vị Thục Phán An Dương Vương, công chúa, các chư thần từ Đền Cuông về đình Xuân Ái (Diễn An).Sau đó, từ đình Xuân Ái về lại Đền Cuông.
Năm nay, lễ chính diễn ra vào sáng 24/3. Vào sáng sớm, nhân dân sẽ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) và đình Xuân Ái về Đền Cuông.
Lễ hội Đền Cuông có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, biểu diễn võ cổ truyền, hội trại, hội thi tiếng hát thanh niên – học sinh; hội thi nữ thanh niên thanh lịch…
Ông Đào Hồng Thanh, Trưởng Phòng – Thông tin huyện Diễn Châu cho biết, lễ hội Đền Cuông diễn ra nhằm tri ân công lao to lớn của Thục Phán An Dương Vương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân.
“Lễ hội Đền Cuông thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung. Lễ là dịp để du khách thập phương tri ân những người có công với đất nướcFrom: web game casino. Bên cạnh đó, còn góp phần gìn giữ và phát huy những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân bản địa”, ông Thanh chia sẻ.
Hán Thương – Trần Thể